Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

HIỆU QUẢ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI 

Theo đánh giá của Liên minh HTX Tiền Giang, huyện Gò Công Tây là địa phương phát triển kinh tế tập thể tốt nhất trên địa bàn tỉnh. Nhiều HTX của huyện Gò Công Tây đã thể hiện vai trò đại diện cho nông dân, hình thành được liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thu hoạch rau an toàn
Các HTX có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Thạnh Hưng, Hòa Thạnh, Phú Quới… Có một điều rất đặc biệt ở huyện Gò Công Tây mà chúng tôi rất ấn tượng là sự liên kết, hỗ trợ nhau giữa các HTX. Cụ thể, huyện có nhiều HTX sản xuất rau an toàn (RAT) cung cấp cho các doanh nghiệp, siêu thị trong cả nước. Nhờ vậy, các HTX đã phát huy được vai trò cầu nối giữa nhà nông và doanh nghiệp, giải quyết được “điểm nghẽn” trong tiêu thụ nông sản.

Dù mới thành lập nhưng HTX RAT Hòa Thạnh (xã Bình Tân) từng bước khẳng định thương hiệu và mở rộng sản xuất. HTX đang phân phối RAT cho Siêu thị Bách Hóa Xanh và một số doanh nghiệp khác. Giám đốc HTX RAT Hòa Thạnh Nguyễn Thanh Quang cho biết, HTX đang có 5,5 ha sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Khi mới thành lập HTX gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, HTX đã nhận được sự hỗ trợ lớn của địa phương và các HTX bạn từ đầu ra cho đến kỹ thuật. Khi HTX thiếu nguồn hàng để cung cấp cho đối tác, các HTX khác sẵn sàng hỗ trợ và ngược lại.
Ông Nguyễn Thanh Quang chia sẻ: “Không dừng lại ở phạm vi trong huyện, nhiều HTX khác ở vùng Gò Công như HTX RAT Gò Công, HTX RAT Tân Đông cũng liên kết rất chặt chẽ với HTX RAT Hòa Thạnh trong việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, HTX RAT Hòa Thạnh còn liên kết với một số tổ hợp tác trên địa bàn huyện mở rộng diện tích sản xuất”.
Còn Giám đốc HTX Nông nghiệp thương mại dịch vụ Trường Phát, bà Đồng Thị Thu Hoài cho biết, từ khi thành lập cho đến nay, HTX luôn được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương. Chính quyền các cấp luôn gần gũi, lắng nghe và cố gắng tạo mọi điều kiện để HTX phát triển.
Theo UBND huyện Gò Công Tây, hiện địa phương có 18 HTX, chủ yếu là HTX nông nghiệp (16 HTX). Các HTX này đều hoạt động khá tốt, có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để có được điều đó, huyện Gò Công Tây đã tăng cường lực lượng để hỗ trợ các HTX khi nhận được ý tưởng thành lập cho đến khi ra mắt và các hoạt động sau đó.
Địa phương hỗ trợ các HTX bằng cách kết nối với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Hằng năm, địa phương đều có buổi làm việc với các HTX, tổ chức đoàn khảo sát để thăm, nắm tình hình hoạt động.
Một điều đặc biệt nữa mà huyện Gò Công Tây làm được trong phát triển kinh tế tập thể là luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của HTX.
Hằng tháng, địa phương đều tổ chức “Cà phê doanh nghiệp” vào đầu tháng để lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp, địa phương còn mời những HTX, đặc biệt là các HTX nông nghiệp đến để nắm bắt tình hình hoạt động. Từ đó, giữa chính quyền và các HTX thêm gần gũi, gắn kết; đồng thời, lắng nghe những khó khăn của HTX để có chỉ đạo, giải quyết kịp thời.
Theo Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây, ông Đinh Tấn Hoàng, điều đáng lo hiện nay là những HTX mới thành lập đang gặp nhiều khó khăn. HTX thành lập từ mong muốn của những người có nhu cầu chứ thật sự chưa được Nhà nước giúp nhiều. Để tháo gỡ khó khăn, trước hết địa phương sẽ cố gắng tạo quỹ đất, thậm chí đã dùng ngân sách để mua đất hỗ trợ các HTX. Huyện đã mua 1.000 m2 đất và giao cho HTX RAT Thạnh Hưng để xây dựng trụ sở. Trong thời gian tới, địa phương sẽ cố gắng giúp các HTX có trụ sở làm việc.
Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây Đinh Tấn Hoàng, quan điểm của địa phương là phát triển HTX để có nền tảng xây dựng nông thôn mới chứ không phải vì xây dựng nông thôn mới mà phát triển HTX.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Cục trưởng An toàn thực phẩm: 
Sau 1/7/2019 các cơ sở không đạt GMP chắc chắn phải đóng cửa

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa thông tin, trong hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì có đến hơn 3.000 cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP.
Khoảng 300 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP 
Theo Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPBVSK phải đạt tiêu chuẩn GMP.
“Trước đây, chúng ta chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất TPBVSK mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này”- TS. Nguyễn Thanh Phong nêu thực trạng.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết theo rà soát, sẽ có khoảng hơn 3000 cơ sở sản xuất TPCN phải đóng cửa vì không đạt chuẩn GMP. Ảnh: H.Hải.
Trước đó, ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Trong Nghị định mới này có một nội dung quy định về việc, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP.
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK, tuy nhiên chỉ khoảng 200 - 300 cơ sở sản xuất đủ điều kiện đạt chuẩn GMP.
"Với những cơ sở này, theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1/7/2019 mà vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất", ông Phong khẳng định.
'Loại bỏ' sản phẩm kém chất lượng
Theo ông Phong, đây là một bước tiến quan trọng trong việc giám sát, nâng cao chất lượng các sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
"Việc siết theo tiêu chuẩn GMP, những cơ sở không đủ điều kiện sản xuất sẽ phải đóng cửa. Điều này sẽ giúp loại bỏ những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đạt chất lượng ra khỏi thị trường. Việc áp theo tiêu chuẩn này, chúng ta không lo thiếu TPCN mà chỉ lo làm sao có đủ thực phẩm chức năng tốt, đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm TPCN không đạt chất lượng cũng sẽ bị loại bớt", ông Phong nói.

Sản xuất TPCN trên dây chuyền hiện đại.
Theo quy định, để được đạt chứng chỉ GMP đối với sản xuất TPCN/TPBVSK không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc. Điều đầu tiên là cơ sở vật chất, từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm...
Để đạt chuẩn FMP, yếu tố con người cũng vô cùng quan trọng. Người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất TPCN/TPBVSK đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất TPCN không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).
Quy định về hệ thống hồ sơ sổ sách rất chặt chẽ, nhất là kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào. Cùng đó, hệ thống kiểm nghiệm cũng phải đạt yêu cầu...
Ông Phong cho biết, trước đây, khi chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này.
Nếu không tiến hành chuẩn hóa nhanh sẽ gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa cơ sở nỗ lực đạt chuẩn GMP, phải đầu tư rất lớn với các cơ sở chưa đạt (đôi khi chỉ thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói... ). Quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng khi các sản phẩm không đạt chất lượng vẫn được bán ra thị trường.
"Ngay từ bây giờ chúng tôi vẫn đang tiếp tục rà soát để giảm tỉ lệ sản phẩm không đạt được đưa ra thị trường. Đến ngày 1/7/2019 các cơ sở không đạt GMP chắc chắn sẽ phải đóng cửa, không được phép sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe", ông Phong khẳng định.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Thanh tra chuyên ngành “lo” thực phẩm sạch

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành (TTCN) an toàn thực phẩm (ATTP). Hà Nội là 1 trong 2 TP lớn được chỉ định triển khai thí điểm thực hiện tại 5 quận, huyện. Sau hơn 3 năm được trao quyền, với những kết quả đạt được, đến nay, Hà Nội đã trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình TTCN ATTP tới tất cả các xã, phường, thị trấn, quận,huyện.
Từng bước tháo gỡ khó khăn
Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, các đơn vị đã bước đầu phát huy được quyền lực, không chỉ nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về ATTP, mà còn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đơn vị sản xuất, hộ kinh doanh. Vai trò của người đứng đầu cũng đã được “khắc họa” rõ nét.
Việc hình thành và hoạt động của lực lượng TTCN ATTP ở tuyến quận, huyện và xã, phường đã góp phần tăng hiệu lực quản lý Nhà nước về ATTP, huy động nguồn lực cho công tác quản lý ATTP.
Tuy nhiên, theo ông Hạnh, việc triển khai TTCN ATTP tới tận các xã, phường, thị trấn, quận, huyện thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn như hạn chế về mặt nhân lực, thiếu các cán bộ có chuyên môn về ATTP phụ trách tại từng địa phương, nhất là tuyến xã, phường do đội ngũ này vẫn chủ yếu là kiêm nhiệm.
Nhiều người được giao nhiệm vụ TTCN nhưng còn tâm lý ngại va chạm, không dám làm, nhất là cán bộ ở cấp xã, phường còn tâm lý nể nang họ hàng, làng xóm vì đa phần các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại địa phương là người quen biết...
Mặt khác, còn tình trạng chính quyền địa phương giao phó toàn bộ hoạt động này cho phòng y tế quận, huyện, trạm y tế xã, phường nên hiệu quả không cao.
Chưa kể, nhiều đơn vị, cơ sở, hộ kinh doanh thực phẩm nằm sâu trong ngõ, ngách, không có địa điểm cố định. Các cơ sở nhỏ lẻ (chợ tạm, chợ cóc…) trên địa bàn xã, phường… thường xuyên biến động cũng gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, rà soát và tổ chức thanh tra cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Nhờ sự động viên, quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND TP Hà Nội, UBND quận, các sở, đoàn giám sát của TP Hà Nội, của Bộ Y tế, cho nên mọi vướng mắc, khó khăn đã từng bước được tháo gỡ kịp thời.

Phòng y tế các quận, huyện đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của TP tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ thanh tra; tập huấn kỹ năng chuyên môn, chuyên ngành ATTP.
Thông qua các khóa đào tạo, tất cả thành viên tham gia đoàn thanh tra đều được cấp chứng chỉ TTCN ATTP; được cấp trang phục riêng và UBND các cấp đã ra quyết định thành lập 12 đoàn TTCN ATTP, với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị chức năng theo quy định.
Qua triển khai TTCN ATTP, nhiều cơ sở vi phạm về ATTP được phát hiện, đã kịp thời xử lý. Ngoài việc xử phạt các đơn vị, hộ kinh doanh thực phẩm vi phạm, thông qua việc triển khai thí điểm TTCN ATTP, các đoàn thanh tra đã kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP.
Kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quận và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
Tại các quận và các địa phương triển khai đã có những chuyển biến rõ nét, đó là nhận thức, kiến thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người dân trên địa bàn quận được nâng lên.
Việc hình thành và hoạt động của lực lượng TTCN ATTP ở tuyến quận, huyện, xã, phường đã góp phần tăng hiệu lực quản lý Nhà nước về ATTP, huy động nguồn lực cho công tác quản lý ATTP, nhất là nhận được sự nhiệt tình, ủng hộ của người dân trên địa bàn…
Chị Lê Thị Linh, kinh doanh rau, củ, quả tại chợ Vọng, cho biết, cũng như nhiều hộ kinh doanh trong chợ, trước đây gia đình vẫn chủ yếu nhập rau, củ, quả từ các bạn hàng quen biết đến từ các huyện ngoại thành như Thanh Trì, Ứng Hòa. Do là bạn hàng lâu năm, cho nên khi nhập hàng về bán, chỉ cần quan tâm các sản phẩm tươi, ngon, bắt mắt, chứ không đòi hỏi giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tuy nhiên, khi được chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, ban quản lý chợ vận động, tuyên truyền, nhất là sau khi quận, phường thí điểm triển khai TTCN ATTP, việc kinh doanh của không chỉ gia đình chị mà nhiều hộ kinh doanh khác trong chợ đã có những chuyển biến khá rõ rệt.
“Chúng tôi đã yêu cầu người cung cấp rau, củ, quả cho biết rõ nguồn gốc xuất xứ; thường xuyên tổ chức vệ sinh khu vực bán hàng, khu vực chung quanh nơi bán hàng; chấp hành việc cung cấp mẫu thực phẩm kịp thời cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu... Đáng mừng, hiện nay người tiêu dùng đến mua hàng đông hơn, tin tưởng hơn khi mua các loại thực phẩm trong chợ", chị Linh cho biết.
Nhân rộng mô hình, đẩy lùi thực phẩm bẩn
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, ở xã, phường, vấn đề vệ sinh ATTP nhức nhối nhất là các mặt hàng nông sản. Bên cạnh việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm và lấy mẫu kiểm nghiệm thì điều quan trọng là phải quản lý được theo chuỗi thực phẩm, nghĩa là kiểm soát được thực phẩm từ nguồn gốc, quá trình chế biến đến lưu thông, tiêu thụ.
Cũng theo ông Hạnh, lực lượng thanh tra sẽ tập trung nhắc nhở, tuyên truyền để người sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm tốt hơn, sau khi đã phổ biến mà các đối tượng vẫn cố tình vi phạm thì mới xử phạt.
Đặc biệt, qua thanh tra, kiểm tra, nếu doanh nghiệp, cá nhân bị thanh tra không đồng ý với kết quả thanh tra, có phản ánh hoặc kiến nghị, thì thanh tra chuyên ngành ATTP cấp TP sẽ thanh tra lại và xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm của lực lượng chức năng.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn TP đã thực hiện 938 đoàn thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó, có 745 đoàn liên ngành, 193 đoàn kiểm tra chuyên ngành của nông nghiệp, công thương, y tế.
Các đoàn đã thanh tra, kiểm tra 102.098 lượt cơ sở, qua đó phát hiện lập biên bản, xử phạt 6.810 cơ sở hơn 25 tỷ đồng, hủy sản phẩm của 120 cơ sở.
Đặc biệt, Công an TP đã khởi tố 1 vụ với 2 bị can có hành vi sản xuất kinh doanh mì chính giả.
Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tuyến TP đã lấy 1.389 mẫu thực phẩm gửi làm xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa và vi sinh tại Labo xét nghiệm. Kết quả, có 1.260/1.389 mẫu đạt chỉ tiêu vi sinh, hóa lý, các mẫu không đạt do phát hiện Salmonella, vượt giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh Chloramphenicol, Ciprofloxacin, thủy ngân, Enrofloxaxin...
Cơ quan chuyên môn của TP Hà Nội cũng xét nghiệm nhanh 191.453/207.640 mẫu, gồm xét nghiệm nhanh dụng cụ, tinh bột, nước sôi có số xét nghiệm đạt là 153.346/169.046 mẫu; xét nghiệm nhanh các mẫu thực phẩm (hàn the, phẩm màu, dấm...) có số mẫu đạt là 38.107/38.594 mẫu.
Liên quan đến các xét nghiệm nhanh, các cơ quan chuyên môn tuyến quận, huyện đạt 186.940/203.012 mẫu, tuyến TP đạt 4.513/4.628 mẫu; xét nghiệm nhanh trên 5 xe kiểm nghiệm ATTP chuyên dùng, lưu động trong các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành từ đầu năm đến nay có 702/702 mẫu đạt xét nghiệm.
Ngoài ra, TP đã kiện toàn 4 đội cơ động phòng chống ngộ độc thực phẩm, chủ động giám sát ATTP phục vụ hội nghị, sự kiện lớn của Trung ương và TP với khoảng 60.000 suất ăn đảm bảo ATTP.
Tại Hà Nội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với đặc trưng nhỏ lẻ. Đặc biệt tại tuyến xã, phường đa số không có giấy phép kinh doanh, chưa đáp ứng được các tiêu chí ATTP. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn, mới dừng lại ở nhắc nhở.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tới đây, TP sẽ lập lực lượng phản ứng nhanh về ATTP cùng với các xe kiểm nghiệm nhanh thực phẩm tại chỗ mà TP mới tiếp nhận, công tác kiểm tra, xử lý đảm bảo ATTP sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Với phương châm, không ngồi “đút chân gầm bàn” chỉ đạo mà phải đi kiểm tra thực tế là yêu cầu của TP đối với lãnh đạo các quận, huyện, xã, phường khi triển khai thanh tra ATTP. Đích thân các Phó Chủ tịch cấp quận, huyện phải đi kiểm tra ATTP ít nhất 1 lần trong 2 tuần, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra 1 lần/tuần, còn Phó Chủ tịch kiểm tra 2 lần/tuần. 
Hy vọng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, sẽ đẩy lùi thực phẩm “bẩn” ra khỏi thị trường.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H

 Người có nhiều kinh nghiệm nuôi gà lai 3 máu theo VietGAP 

Trong khi phần lớn các trại đều nuôi giống gà lai Đông Tảo bản địa thì ông Nguyễn Văn Bốn ở thôn Tân Nhuế, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên lại chọn nuôi giống gà lai 3 máu hướng thịt của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương.
Lý giải cho cách làm khác biệt của mình, ông Bốn cho biết: Gà lai 3 máu hướng thịt có khả năng tăng trọng nhanh, thời gian quay vòng vốn đầu tư ngắn, sau nuôi 4 tháng trọng lượng trung bình đã đạt 2,7 - 2,8kg/con và cho phép xuất bán. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi gia cầm VietGAHP, thì lợi nhuận nuôi gà 3 máu hướng thịt có thể đạt cao hơn nhiều so với các giống gà khác.
Đàn gà lai 3 máu hướng thịt của ông Bốn

Bằng chứng rõ nét là, từ 6 năm nay gia đình ông Bốn thường xuyên nuôi gà lai 3 máu hướng thịt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa 2.000 con, trừ chi phí đầu tư và hao hụt con giống, vẫn còn dư ra được 20 triệu đồng/tháng.
Để luôn duy trì được nguồn lợi nhuận cao nói trên, gia đình ông Bốn đã xây dựng 2 chuồng nuôi gà cố định, mỗi chuồng rộng 100m2, có tường bao xây lửng cao 0,5m, mái lợp tấm Proximang, nền chuồng đổ bê tông cứng, rải đệm lót sinh học để xử lý phân và mùi hôi trong trại.
Trước mỗi trại nuôi gà còn có sân xi măng láng cứng, thuận tiện cho gà chơi và tẩy rửa vệ sinh hàng ngày. Trong quá trình chăn nuôi ông Bốn luôn tuân thủ nguyên tắc “vào - ra đồng loạt”. Xuất bán hết lứa gà trước, mới nhập nuôi lứa gà sau.
Chọn mua con giống khoẻ, an toàn dịch bệnh. Thức ăn cho ở giai đoạn 45 - 48 ngày tuổi, chủ yếu dùng cám công nghiệp mảnh, sau đó chuyển sang cho ăn cám ngô, bã rượu và cám công nghiệp đậm đặc, theo tỷ lệ (khối lượng) 10% cám đậm đặc + 45% cám ngô + 45% bã rượu hoặc bã bia (dừng cho ăn cám công nghiệp trước xuất bán 7 - 10 ngày).
Vệ sinh sân chơi, bình/máng cho gà
Theo ông Bốn, để có thể bảo toàn được đàn gà, gia đình ông luôn coi trọng công tác phòng ngừa dịch bệnh sớm, tiêm vacxin phòng bệnh đúng quy định. Không cho gà ăn thức ăn bị ẩm mốc. Sân chơi, máng uống phải dọn rửa 2 - 3 lần/ngày. Cách ly kịp thời các con có dấu hiệu bị bệnh, đồng thời cho cả đàn uống thuốc phòng dịch ngay.
Tăng cường quạt thông gió, và mở hết cỡ các cửa có trong trại gà, để hạ nhiệt độ trại nuôi vào các tháng mùa hè, vì lớp đệm lót sinh học nền chuồng luôn có quá trình sinh nhiệt. Lùa gà vào chuồng ngay khi có gió mùa, mưa rét.
Sau xuất bán hết gà tiến hành vệ sinh tiêu độc chuồng trại, trong đó thu gom triệt để các loại lông gà đem tiêu huỷ, sau để trống trại 3 - 4 tuần mới nuôi tái đàn trở lại.
Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi gà an toàn sinh học nói trên, trại gà của gia đình khá gần khu nhà ở, nhưng tuyệt đối không có mùi hôi thối gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt. Mặt khác, do sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, mỗi năm gia đình ông Bốn còn thu thêm được ngót 10 triệu đồng, bán phân gà cho nhà nông các tỉnh miền núi phía Bắc trồng cây ăn quả.
Chuồng nuôi rải đệm lót sinh học
Bộc bạch với chúng tôi, ông Bốn thẳng thắn chia sẻ, từng là người lính tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc từ năm 1984 - 1985. Sau đó được nhà nước cho ra quân trở về quê hương, ông cùng gia đình mưu sinh bằng nghề nuôi gà thịt đã trên 20 năm. Nhưng ông vẫn rất khó vay các nguồn vốn ưu đãi từ Nhà nước và tiếp cận với các dự án phát triển nông nghiệp (chăn nuôi) của địa phương, để mở rộng quy mô sản xuất.
Chăn nuôi gia cầm dễ gặp rủi ro và cần nguồn vốn lớn (trên 200 triệu để nuôi 1.000 gà). Tháng 5/2018, do thời tiết nắng nóng khắc nghiệt bất thường, đã làm cho đàn gà nuôi của gia đình ông phát sinh đồng thời nhiều loại bệnh (mời tiến sĩ về cũng không khắc phục được), gây lỗ trên 100 triệu đồng.
Qua đó ông Bốn khuyên người chăn nuôi, trong điều kiện thời tiết nói trên, không nên tái đàn. Nếu đang nuôi phải giãn giảm mật độ nuôi thả, kết hợp vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại triệt để hàng ngày, tăng cường sức đề kháng cho gà, bằng bổ sung chất điện giải và các loại thuốc bổ...
Thức ăn cho gà có phối trộn bã rượu
"Phối trộn thêm bã rượu hay bã bia vào thức ăn chăn nuôi, sẽ giúp gà tiêu hoá thức ăn nhanh hơn, thúc đẩy tăng trọng, ngăn ngừa giun sán, đặc biệt là gia tăng chất lượng thịt, luôn được thương lái tìm mua với giá cao", ông Nguyễn Văn Bốn
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

 Nuôi gà ri theo hướng hữu cơ

Nuôi gà ri tập trung với số lượng lên đến vài nghìn con, có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ từ đầu đến lúc ra thị trường là mô hình liên kết giữa Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ với trang trại Hải Đăng Green Farm.
Lứa gà đầu tiên của Hải Đăng Green Farm gồm 2.000 con có nguồn gốc giống từ Dabaco Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ cho biết: Nuôi gà theo hướng hữu cơ đã khó, nuôi gà ri theo hướng hữu cơ, có sự kiểm soát chặt chẽ là điều càng không dễ. Cuối năm 2017, Viện được một số nhà hàng cao cấp ở Hà Nội đặt hàng sản phẩm gà ri, từ 1,1 - 1,4kg. Các chuyên gia của Viện đã bắt tay vào nghiên cứu giống gà, chế độ dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi.

Điều khó khăn nhất không phải là giống gà mà phải có trang trại “dám” nuôi theo tiêu chuẩn của nhà hàng, chịu sự giám sát chặt chẽ về quy trình, về công thức của Viện, từ đó có khả năng nhân rộng mô hình. Đến tháng 8/2018, chúng tôi mới tìm được một chủ trang trại chấp nhận tất cả những điều kiện khắt khe mà Viện đưa ra. Đó là ông Lê Xuân Trường, chủ trang trại Hải Đăng Green Farm tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
Ngày 11/9/2018, Hải Đăng Green Farm bắt đầu thử nghiệm mô hình nuôi gà ri theo hướng hữu cơ. Lứa đầu tiên gồm 2.000 con có nguồn gốc giống từ Dabaco Việt Nam. Vì quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP nên chuồng trại, nguồn thức ăn và vacxin tiêm phòng được theo dõi và thực hiện một cách cẩn thận và nghiêm ngặt. Đàn gà được nuôi trong 236m2 chuồng và 472m2 sân chơi.
Khó khăn lớn nhất trong quá trình nuôi gà hữu cơ là nguồn thức ăn. Từ 1 - 35 ngày tuổi, gà ăn cám, sau đó chuyển sang cho ăn thức ăn phối trộn từ ngô, đậu nành, đậu tương... Việc thay đổi nguồn thức ăn sẽ làm nhiều cá thể trong đàn gà bị mất cân bằng và sốc dinh dưỡng dẫn đến tâm sinh lý của gà thay đổi. Mặc dù đàn gà được chạy nhảy trong không gian rộng, nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng gà mổ nhau, đánh nhau.
Tôi phải mất mấy đêm không ngủ được, nằm nghe tiếng gà mổ nhau suốt đêm. Có nhiều lần gà mổ nhau cho tới chết mới thôi, nhìn thấy mà xót. Nhiều lúc, người quản lý đã nản lòng khuyên tôi thôi không nuôi theo hướng này nữa. Nhưng ngay sau đó, Viện đã cử chuyên gia dinh dưỡng tư vấn công thức phối trộn cám theo tự nhiên, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cân đối tỉ lệ đậu tương, ngô, đàn gà đã ổn định trở lại
Nhìn đàn gà khỏe mạnh, ít ai nghĩ nó đã từng làm người nuôi lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Ông Lê Văn Trường cho biết: “Mặc dù cách thời điểm xuất chuồng đến gần 2 tháng nhưng trang trại đã giết mổ thử và được người ăn đánh giá chất lượng thịt chắc, dai, thơm, không có mùi hôi”.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, chuyên viên kỹ thuật Trang trại Hải Đăng Green Farm chia sẻ: “Để nuôi được một đàn gà công nghiệp bình thường thì người nông dân nào cũng có thể làm được. Nhưng để có thể nuôi được đàn gà theo tiêu chuẩn hữu cơ là điều khó vô cùng. Tuy nhiên cùng với sự chung tay giúp đỡ của Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ thì trại gà sau hơn 2 tháng hoạt động đã dần đi vào ổn định và hoàn thiện hơn. Lứa gà thứ hai sẽ được đưa vào quy trình SX với quy mô đồng loạt”.
Tháng 11/2018, lứa gà thứ hai gồm gần 3.000 con, giống gà ri Lạc Thủy F1 nguồn gốc từ Viện Chăn nuôi được đưa vào chăn nuôi. Sau khoảng 135 ngày, đàn gà sẽ xuất chuồng. Đây là lứa gà được giám sát nghiêm ngặt của Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ. Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường sẽ được gắn mã giám sát và có những kết quả xét nghiệm về sự an toàn và thành phần dinh dưỡng trong thịt gà.
Việt Nam đang rất thiếu những điều kiện để chăn nuôi hữu cơ, như con giống hữu cơ, thức ăn hữu cơ, quy trình, môi trường chăn nuôi hữu cơ. Việc chăn nuôi theo chuẩn VietGAHP nhằm hạn chế thực phẩm bẩn và nâng cao chất lượng nông sản. Trên nền thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ chuyển hướng tăng dần thành phần dinh dưỡng theo hữu cơ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, là một bước tiến mới trong SX
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Mr. Huyền: 0903 516 929 - 0961997338
Mail: vietcert.kinhdoanh60@gmail.com
-------
B.H

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Giám định

1. Giám định là gì?


Giám định là một hoạt động khoa học kỹ thuật cao và mang tính đặc thù đồng thời giám định cũng được xem là ngành kinh doanh. Tầm quan trọng của dịch vụ giám định không chỉ liên quan đến số phận của hàng hóa hay DN có hàng hóa cần giám định, mà liên quan đến cả tính mạng con người. 

Giám định có nhiều loại, như giám định hàng hải, tài chính, pháp y... Tuy nhiên trong bài viết này tác giả chỉ đề cập đến dịch vụ giám định liên quan đến hàng hóa; trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của người mua và người bán; đó chính là giám định thương mại, một hoạt động xảy ra rất thường xuyên trong đời sống kinh tế-xã hội của quốc gia. Theo luật hiện hành, dịch vụ giám định hàng hóa hay còn gọi là giám định thương mại được mở rộng cho nhiều thành phần kinh tế tham gia, đúng như tinh thần của Luật DN.
Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại

Theo Nghị định số 20/2006/NĐ-CP quy định rõ các nguyên tắc như sau:
Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.
Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.
Điều kiện của giám định thương mại







Hiện nay tại Việt Nam, giám định thương mại là hoạt động kinh doanh bình thường, gần như là không đòi hỏi những điều kiện ràng buộc, hoặc đòi hỏi không cao. Tuy nhiên thời gian qua, thị trường giám định tại Việt Nam đã có sự hỗn loạn do các công ty đua nhau tranh giành khách, dẫn đến chất lượng dịch vụ quá kém và đạo đức nghề xuống cấp trầm trọng. Theo thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh hồi sáng 13/4/2013, tại TP HCM sắp tới ngành giám định thương mại tại Việt Nam sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện.

Các điều kiện đó có thể điểm sơ lược như sau:

- Điều kiện số 1: Giám đốc phải có trình độ và kinh nghiệm

Điều kiện đầu tiên yêu cầu là điều kiện về trình độ chuyên môn của giám đốc - người ký và chịu trách nhiệm trước kết quả giám định do công ty mình thực hiện, là điều kiện hàng đầu cho việc ra đời của một công ty chuyên doanh về dịch vụ giám định.

"Trình độ của giám đốc có thể không chuyên sâu, nhưng người giám đốc phải đủ hiểu biết để triển khai một dịch vụ giám định và đảm bảo được kết quả đó” - thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh

- Điều kiện số 2: Có ít nhất 3 giám định viên đạt tiêu chuẩn quy định

Điều kiện số 3: Phương tiện, trang thiết bị phục vụ giám định

Phương tiện và thiết bị không là yếu tố quan trọng như trình độ hay kinh nghiệm của người đứng đầu, nhưng là điều cần thiết để hình thành nên một công ty giám định. Sự thiếu hụt về phương tiện có thể thuê dịch vụ từ những tổ chức khác, nhưng vẫn được coi là điều kiện cần phải có đối với một công ty muốn tham gia vào hoạt động này, để tránh trường hợp một công ty giám định chỉ có vài nhân viên, còn mọi thứ đều thuê từ bên ngoài.

Điều kiện số 4: Khả năng tài chính và bảo hiểm trách nhiệm của tổ chức giám định

Giám định thương mại liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi giữa người bán và người mua, vì vậy nếu kết quả giám định sai sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Vì vậy tổ chức giám định phải có khả năng tài chính để chi trả, đền bù thiệt hại do sai sót của mình trong quá trình thực hiện công tác giám định và phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm nghề nghiệp trong trường hợp rủi ro nằm ngoài phạm vi kiểm soát của tổ chức.


2. Giám định phục vụ lợi ích của thương nhân và các tổ chức dịch vụ thương mại


- Đối với bên bán: Sử dụng kết quả giám định của bên thứ ba trung lập, khách quan để làm bằng chứng chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình; giảm được tổn phí về thời gian, chi phí đi lại...

- Đối với bên mua: thông qua tổ chức giám định, người mua có cơ sở yên tâm nhận được đầy đủ và đúng (số/khối lượng, chủng loại, nguồn gốc, chất lượng…) hàng hóa mình cần mua, không phải tự mình kiểm tra. Đặc biệt khi có sai hỏng, tổn thất xẩy ra thì chứng thư giám định là chứng cứ khách quan đòi bồi thường.

- Người vận chuyển: có chỗ dựa tin cậy xác nhận họ đã thực hiện công việc của mình đúng với yêu cầu kĩ thuật vận tải; sử dụng kết quả giám định khối lượng, thể tích làm cơ sở để tính cước phí vận chuyển.

- Đối với người bảo quản hàng hóa: tổ chức giám định chứng minh họ đã sử dụng kho bãi bảo quản đúng yêu cầu kĩ thuật như hun trùng, sắp xếp, đảo kho…, phù hợp với chủng loại hàng; đã giám sát, xác nhận đúng số/khối lượng, chất lượng hàng hóa trong quá trình giao nhận, xuất nhập kho.

- Các công ty bảo hiểm: có một tổ chức độc lập, vô tư xác định mức độ, nguyên nhân hư hỏng, mất mát, tổn thất, phân bổ tổn thất hàng hóa hoặc phương tiện vận tải để làm cơ sở cho việc bồi thường và khiếu nại bên thứ ba có liên quan.

- Các tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng có liên quan: có cơ sở chuyển tiền đến đúng người bán hàng khi người bán hàng thực hiện đủ các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Bên cạnh đó giám định còn giúp các tổ chức này xác định đúng giá trị tài sản cầm cố khi cho vay tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

Giám định phục vụ mục đích quản lý Nhà nước

Song song với vai trò to lớn của dịch vụ giám định trong hoạt động thương mại, kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, dịch vụ giám định còn góp phần phục vụ đắc lực cho công tác quản lí của nhà nước, cụ thể là:

+ Cơ quan hải quan có một tổ chức chuyên nghiệp giúp xác định chính xác số/khối lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả… hàng hóa để làm thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, để xác định đúng, đủ thuế, chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại.

+ Hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước quản lí chất lượng hàng hóa nhằm tránh nhập về hàng hoá kém phẩm chất, phế thải cấm… ngăn ngừa thiệt hại cho doanh nghiệp, cho nguời tiêu dùng trong nước, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường; ....

+ Giúp các cơ quan quản lí, các xí nghiệp sản xuất… làm tốt công tác môi trường: hoạt động giám định giúp các doanh nghiệp, các cơ quan đánh giá, xác định những tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng các công trình cũng như trong quá trình sản xuất thông qua việc giám định mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất

Giám định phục vụ khiếu nại

Người khai hải quan nếu không thống nhất với kết quả kiểm tra, phân tích, giám định của cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì được lựa chọn một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành khác giám định lại và phải trả phí giám định. Kết quả giám định lại là cơ sở để cơ quan hải quan làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Tại sao chọn Vietcert?

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. VIETCERT mong muốn sát cánh cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những khó khăn, hạn chế những tranh chấp trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.

Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, tuân thủ nguyên tắc “Khách quan – Công bằng – Hợp tác – Bảo mật” với phương châm phục vụ “Chính xác – Tin cậy – Chuyên nghiệp – Kịp thời”, VietCert không ngừng mở rộng, cải tiến sáng tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ khoa học công nghệ để luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đạt chất lượng cao, thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của khách hàng.

VietCert hoạt động giám định trên các lĩnh vực:

Giám định về quy cách, chất lượng, tình trạng, số - khối lượng hàng hóa, bao bì, ký mã hiệu đối với mọi loại hàng hóa (bao gồm cả máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ, đá quý, kim loại hiếm, xăng dầu, gas, hàng nông, lâm, thủy sản, khoáng sản).

Giám định không phá hủy, kiểm tra kết cấu hàn các công trình, kiểm tra thiết bị đo lường, kiểm tra và lập bảng dung tích các loại bồn chứa, sà lan, kiểm đếm, niêm phong kẹp chì.

Giám định các phương tiện vận tải, container, các dịch vụ giám định về hàng hải; giám định an toàn con tàu trước khi xếp hàng, phá dỡ, hoặc sửa chữa.

Giám định phục vụ công tác quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực như: xuất xứ hàng hóa, quản lý chất lượng; an toàn, vệ sinh hàng hóa; nghiệm thu; quyết toán công trình đầu tư; bảo vệ môi trường; các dịch vụ thông quan.

Giám sát hàng hóa trong quá trình sản xuất, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ; tư vẫn giám sát quá trình lắp ráp thiết bị dây chuyền công nghệ.

Dịch vụ lấy mẫu, phân tích thử nghiệm mẫu.

Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.

VietCert hoạt động trên giá trị cốt lõi “khách hàng là tối thượng”, với các tiêu chí: Chuyên nghiệp, chính xác, tin cậy và cảm thông, VIETCERT luôn đồng hành và mang lại lợi ích cao nhất cho quý khách hàng.
Liên hệ Mr Nghị
Sđt: 0903543099
Email: Vietcert.kinhdoanh80@gmail.com

CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY

CÔNG BỐ HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY THEO QCVN 01: 2017/BCT

Thông tư 07/2018/TT-BCT điều chỉnh QCVN01 có hiệu lực ngày 01/01/2019. Tức là các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm dệt may phải được công bố hợp quy theo quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyn hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.
Sản phẩm dệt may có 3 nhóm:
- Nhóm số 01: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền.
Nhóm s 02: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.
- Nhóm số 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.
2. HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY:
Các hình thức công bố hợp quy
- Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)
a) Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7 
b) Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm 
- Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)
a) Phương thức đánh giá phụ vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7 
b) Việc thử nghiệm phục vụ công bố được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: giấy tiếp nhận công bố hợp quy của Sở Công Thương
4. THỜI GIAN THỰC HIỆN:  10 ngày (chưa bao gồm thời gian test mẫu sản phẩm).
Các sản phẩm dệt may bắt buộc công bố hợp quy bao gồm:
Mã hàng
Danh mục sản phẩm dệt may phải công bố hợp quy
5007
Vải dệt thoi dệt từ tơ tằm hoặc từ phế liệu tơ tằm
5111
Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải thô hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải thô
5112
Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải kỹ
5113.00.00
Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa
5208
Vải dệt thoi từ bông có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng không quá 200 g/m2
5209
Vải dệt thoi từ bông có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng trên 200g/m2
5210
Vải dệt thoi từ bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng không quá 200g/m2
5211
Vải dệt thoi từ bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng trên 200g/ m2
5212
Vải dệt thoi khác từ sợi bông
5309
Vải dệt thoi từ sợi lanh
5310
Vải dệt thoi từ sợi đay hoặc từ các loại xơ libe dệt khác thuộc nhóm 53.03
5311
Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy
5407
Vải dệt thoi bằng sợi filament tổng hợp, kể cả vải dệt thoi từ các loại sợi thuộc nhóm 54.04
5407.10
---Vải dệt thoi từ sợi có độ bền cao bằng ni lông hoặc các polyamit hoặc các polyeste khá
5407.41.10
---Vải lưới ni lông dệt thoi từ sợi filament không xoắn thích hợp để sử dụng như vật liệu gia cố cho vải sơn dầu
5408
Vải dệt thoi bằng sợi filament tái tạo, kể cả vải dệt thoi từ các loại nguyên liệu thuộc nhóm 54.05
5512
Các loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này từ 85% trở lên
5513
Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng không quá 170 g/m2
5514
Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng trên 170g/m2
5515
Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp
5516
Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo
5601
Mền xơ bằng vật liệu dệt và các sản phẩm của nó; các loại xơ dệt, chiều dài không quá 5 mm (xơ vụn), bụi xơ và kết xơ (neps)
5602
Phớt, nỉ đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp
5603
Các sản phẩm không dệt, đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng phủ hoặc ép lớp
5701
Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, thắt nút, đã hoặc chưa hoàn thiện
5702
Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, dệt thoi, không chần sợi vòng hoặc phủ xơ vụn, đã hoặc chưa hoàn thiện, kể cả thảm “Kelem”, “Schumacks”, “Karamanie” và các loại thảm dệt thủ công tương tự.
5703
Thảm và các loại hàng dệt hải sản khác, được chần, đã hoặc chưa hoàn thiện
5704
Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác, từ phớt, không chần hoặc phủ xơ vụn, đã hoặc chưa hoàn thiện
5705
Các loại thảm khác và các loại hàng dệt trải sàn khác, đã hoặc chưa hoàn thiện
5801
Các loại vải dệt nổi vòng và các loại vải sơnin (chenille), trừ các loại vải thuộc nhóm 58.02 hoặc 58.06
5802
Vải khăn lông và các loại vải dệt thoi tạo vòng lông tương tự, trừ các loại vải khổ hẹp thuộc nhóm 58.06; các loại vải dệt chần sợi nổi vòng trừ các sản phẩm thuộc nhóm 57.03
5803
Vải dệt quấn, trừ các loại vải khổ hẹp thuộc nhóm 58.06
5804
Các loại vải tuyn và các loại vải dệt lưới khác, không bao gồm vải dệt thoi, dệt kim hoặc móc; hàng ren dạng mảnh, dạng dải hoặc dạng mẫu hoa văn, trừ các loại vải thuộc các nhóm từ 60.02 đến 60.06
5806.10
Vải dệt thoi có tạo vòng lông (kể cả vải khăn lông và các loại vải dệt nổi vòng tương tự) và vải dệt từ sợi sơnin (chenille)
5806.20
Vải dệt thoi khác, có chứa sợi đàn hồi (elastomeric) hoặc sợi cao su từ 5% trở lên tính theo trọng lượng
5811
Các sản phẩm dệt đã chần dạng chiếc, bao gồm một hay nhiều lớp vật liêu dệt kết hợp với lớp đệm bằng cách khâu hoặc cách khác, trừ hàng thêu thuộc nhóm 58.10
5903
Vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép với plastic, trừ các loại thuộc nhóm 59.02
5905
Các loại vải dệt phủ tường.
6001
Vải có tạo vòng lông, kể cả các loại vải “vòng lông dài” và vải khăn lông, dệt kim hoặc móc
6002
Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ loại thuộc nhóm 60.01.
6003
Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng không quá 30 cm, trừ loại thuộc nhóm 60.01 hoặc 60.02.
6004
Vải dệt kim hoặc móc có khổ rộng hơn 30 cm, có tỷ trọng sợi đàn hồi hoặc sợi cao su từ 5% trở lên, trừ các loại thuộc nhóm 60.01
6005
Vải dệt kim sợi dọc (kể cả các loại làm trên máy dệt kim dệt dải trang trí), trừ loại thuộc các nhóm 60.01 đến 60.04
6006
Vải dệt kim hoặc móc khác
6101
Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (carcoat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.03
6102
Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (carcoat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.04
6103
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc
6104
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, váy liền thân(1), chân váy (skirt), chân váy dạng quần, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc
6105
Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc
6106
Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirtblouse), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc
6107
Quần lót, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc
6108
Váy lót, váy lót bồng (petticoats), quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộpyjama, áo ngủ của phụ nữ bằng vải mỏng và trong suốt (negligees), áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc
6109
Áo phông, áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc
6110
Áo bó, áo chui đầu, áo cardigan, gi-lê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc
6111
Quần áo và hàng may mặc phụ trợ dùng cho trẻ em, dệt kim hoặc móc.
6112
Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và bộ quần áo bơi, dệt kim hoặc móc
6113.00.40
Quần áo được may từ các loại vải dệt kim hoặc móc thuộc nhóm 59.03, 59.06 hoặc 59.07
6114
Các loại quần áo khác, dệt kim hoặc móc.
6115
Quần tất, quần nịt, bít tất dài (trên đầu gối), bít tất ngắn và các loại hàng bít tất dệt kim khác, kể cả nịt chân (ví dụ, dùng cho người giãn tĩnh mạch) và giày, dép không đế, dệt kim hoặc móc
6115.10.10
- - Vớ cho người giãn tĩnh mạch, từ sợi tổng hợp
6116
Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao, dệt kim hoặc móc
6117
Hàng phụ kiện may mặc đã hoàn chỉnh khác, dệt kim hoặc móc; các chi tiết dệt kim hoặc móc của quần áo hoặc của hàng may mặc phụ trợ
6201
Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03.
6202
Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ loại thuộc nhóm 62.04
6203
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai
6204
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, váy liền thân(1), chân váy (skirt), chân váy dạng quần, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.
6205
Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai
6206
Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirtblouses) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái
6207
Áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, quần lót, quần đùi, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai
6208
Áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, váy lót, váy lót bồng (petticoats), quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộ pyjama, áo ngủ của phụ nữ bằng vải mỏng và trong suốt (negligees), áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái
6209
Quần áo may sẵn và phụ kiện may mặc cho trẻ em
6210
Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 56.02, 56.03, 59.03, 59.06 hoặc 59.07.
6211
Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi; quần áo khác
6212
Xu chiêng, gen, áo nịt ngực (corset), dây đeo quần, dây móc bít tất, nịt tất, các sản phẩm tương tự và các chi tiết của chúng, được làm hoặc không được làm từ dệt kim hoặc móc
6213
Khăn tay và khăn vuông nhỏ quàng cổ
6214
Khăn choàng, khăn quàng cổ, khăn choàng rộng đội đầu, khăn choàng vai, mạng che và các loại tương tự
6215
Cà vạt, nơ con bướm và cravat
6216
Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao
6217
Hàng phụ kiện may mặc đã hoàn chỉnh khác; các chi tiết của quần áo hoặc của phụ kiện may mặc, trừ các loại thuộc nhóm 62.12
6301
Chăn và chăn du lịch
6302
Vỏ ga, vỏ gối, khăn trải giường (bed linen), khăn trải bàn, khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp
6303
Màn che (kể cả rèm trang trí) và rèm mờ che phía trong; diềm màn che hoặc diềm giường
6304
Các sản phẩm trang trí nội thất khác, trừ các loại thuộc nhóm 94.04
6307.10
--Khăn lau sàn, khăn lau bát đĩa, khăn lau bụi và các loại khăn lau tương tự
6308
Bộ vải bao gồm vải dệt thoi và chỉ, có hoặc không có phụ kiện, dùng để làm chăn, thảm trang trí, khăn trải bàn hoặc khăn ăn đã thêu, hoặc các sản phẩm dệt tương tự, đóng gói sẵn để bán lẻ
6404.11
- - Giày, dép thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, giày luyện tập và các loại tương tự
6501.00.00
Các loại thân mũ hình nón, hình chuông bằng phớt (nỉ, dạ), chưa dựng theo khuôn, chưa làm vành; thân mũ chóp bằng và thân mũ hình trụ(kể cả thân mũ hình trụ đa giác), bằng phớt (nỉ, dạ)
6502.00.00
Các loại thân mũ, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng vật liệu bất kỳ, chưa dựng theo khuôn, chưa làm vành, chưa có lót, chưa có trang trí
6504.00.00
Các loại mũ và các vật đội đầu khác, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng chất liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí
6505
Các loại mũ và các vật đội đầu khác, dệt kim hoặc móc, hoặc làm từ ren, nỉ hoặc vải dệt khác, ở dạng mảnh (trừ dạng dải), đã hoặc chưa lót hoặc trang trí; lưới bao tóc bằng vật liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí
9404
Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự (ví dụ, đệm, chăn quilt, chăn nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gắn lò xo hoặc nhồi hoặc lắp bên trong bằng vật liệu bất kỳ hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, có hoặc không bọc
9619
Băng (miếng) và nút bông vệ sinh (tampons), khăn và tã lót cho trẻ và các vật phẩm tương tự, bằng mọi vật liệu.



Liên hệ: Mr Nghị
Phone: 0903543099 - 0335517387
Email: vietcert.kinhdoanh80@gmail.com