Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Giám định

1. Giám định là gì?


Giám định là một hoạt động khoa học kỹ thuật cao và mang tính đặc thù đồng thời giám định cũng được xem là ngành kinh doanh. Tầm quan trọng của dịch vụ giám định không chỉ liên quan đến số phận của hàng hóa hay DN có hàng hóa cần giám định, mà liên quan đến cả tính mạng con người. 

Giám định có nhiều loại, như giám định hàng hải, tài chính, pháp y... Tuy nhiên trong bài viết này tác giả chỉ đề cập đến dịch vụ giám định liên quan đến hàng hóa; trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của người mua và người bán; đó chính là giám định thương mại, một hoạt động xảy ra rất thường xuyên trong đời sống kinh tế-xã hội của quốc gia. Theo luật hiện hành, dịch vụ giám định hàng hóa hay còn gọi là giám định thương mại được mở rộng cho nhiều thành phần kinh tế tham gia, đúng như tinh thần của Luật DN.
Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại

Theo Nghị định số 20/2006/NĐ-CP quy định rõ các nguyên tắc như sau:
Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.
Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.
Điều kiện của giám định thương mại







Hiện nay tại Việt Nam, giám định thương mại là hoạt động kinh doanh bình thường, gần như là không đòi hỏi những điều kiện ràng buộc, hoặc đòi hỏi không cao. Tuy nhiên thời gian qua, thị trường giám định tại Việt Nam đã có sự hỗn loạn do các công ty đua nhau tranh giành khách, dẫn đến chất lượng dịch vụ quá kém và đạo đức nghề xuống cấp trầm trọng. Theo thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh hồi sáng 13/4/2013, tại TP HCM sắp tới ngành giám định thương mại tại Việt Nam sẽ là ngành kinh doanh có điều kiện.

Các điều kiện đó có thể điểm sơ lược như sau:

- Điều kiện số 1: Giám đốc phải có trình độ và kinh nghiệm

Điều kiện đầu tiên yêu cầu là điều kiện về trình độ chuyên môn của giám đốc - người ký và chịu trách nhiệm trước kết quả giám định do công ty mình thực hiện, là điều kiện hàng đầu cho việc ra đời của một công ty chuyên doanh về dịch vụ giám định.

"Trình độ của giám đốc có thể không chuyên sâu, nhưng người giám đốc phải đủ hiểu biết để triển khai một dịch vụ giám định và đảm bảo được kết quả đó” - thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh

- Điều kiện số 2: Có ít nhất 3 giám định viên đạt tiêu chuẩn quy định

Điều kiện số 3: Phương tiện, trang thiết bị phục vụ giám định

Phương tiện và thiết bị không là yếu tố quan trọng như trình độ hay kinh nghiệm của người đứng đầu, nhưng là điều cần thiết để hình thành nên một công ty giám định. Sự thiếu hụt về phương tiện có thể thuê dịch vụ từ những tổ chức khác, nhưng vẫn được coi là điều kiện cần phải có đối với một công ty muốn tham gia vào hoạt động này, để tránh trường hợp một công ty giám định chỉ có vài nhân viên, còn mọi thứ đều thuê từ bên ngoài.

Điều kiện số 4: Khả năng tài chính và bảo hiểm trách nhiệm của tổ chức giám định

Giám định thương mại liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi giữa người bán và người mua, vì vậy nếu kết quả giám định sai sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Vì vậy tổ chức giám định phải có khả năng tài chính để chi trả, đền bù thiệt hại do sai sót của mình trong quá trình thực hiện công tác giám định và phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm nghề nghiệp trong trường hợp rủi ro nằm ngoài phạm vi kiểm soát của tổ chức.


2. Giám định phục vụ lợi ích của thương nhân và các tổ chức dịch vụ thương mại


- Đối với bên bán: Sử dụng kết quả giám định của bên thứ ba trung lập, khách quan để làm bằng chứng chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình; giảm được tổn phí về thời gian, chi phí đi lại...

- Đối với bên mua: thông qua tổ chức giám định, người mua có cơ sở yên tâm nhận được đầy đủ và đúng (số/khối lượng, chủng loại, nguồn gốc, chất lượng…) hàng hóa mình cần mua, không phải tự mình kiểm tra. Đặc biệt khi có sai hỏng, tổn thất xẩy ra thì chứng thư giám định là chứng cứ khách quan đòi bồi thường.

- Người vận chuyển: có chỗ dựa tin cậy xác nhận họ đã thực hiện công việc của mình đúng với yêu cầu kĩ thuật vận tải; sử dụng kết quả giám định khối lượng, thể tích làm cơ sở để tính cước phí vận chuyển.

- Đối với người bảo quản hàng hóa: tổ chức giám định chứng minh họ đã sử dụng kho bãi bảo quản đúng yêu cầu kĩ thuật như hun trùng, sắp xếp, đảo kho…, phù hợp với chủng loại hàng; đã giám sát, xác nhận đúng số/khối lượng, chất lượng hàng hóa trong quá trình giao nhận, xuất nhập kho.

- Các công ty bảo hiểm: có một tổ chức độc lập, vô tư xác định mức độ, nguyên nhân hư hỏng, mất mát, tổn thất, phân bổ tổn thất hàng hóa hoặc phương tiện vận tải để làm cơ sở cho việc bồi thường và khiếu nại bên thứ ba có liên quan.

- Các tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng có liên quan: có cơ sở chuyển tiền đến đúng người bán hàng khi người bán hàng thực hiện đủ các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Bên cạnh đó giám định còn giúp các tổ chức này xác định đúng giá trị tài sản cầm cố khi cho vay tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

Giám định phục vụ mục đích quản lý Nhà nước

Song song với vai trò to lớn của dịch vụ giám định trong hoạt động thương mại, kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, dịch vụ giám định còn góp phần phục vụ đắc lực cho công tác quản lí của nhà nước, cụ thể là:

+ Cơ quan hải quan có một tổ chức chuyên nghiệp giúp xác định chính xác số/khối lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả… hàng hóa để làm thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, để xác định đúng, đủ thuế, chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại.

+ Hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước quản lí chất lượng hàng hóa nhằm tránh nhập về hàng hoá kém phẩm chất, phế thải cấm… ngăn ngừa thiệt hại cho doanh nghiệp, cho nguời tiêu dùng trong nước, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường; ....

+ Giúp các cơ quan quản lí, các xí nghiệp sản xuất… làm tốt công tác môi trường: hoạt động giám định giúp các doanh nghiệp, các cơ quan đánh giá, xác định những tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng các công trình cũng như trong quá trình sản xuất thông qua việc giám định mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất

Giám định phục vụ khiếu nại

Người khai hải quan nếu không thống nhất với kết quả kiểm tra, phân tích, giám định của cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì được lựa chọn một cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành khác giám định lại và phải trả phí giám định. Kết quả giám định lại là cơ sở để cơ quan hải quan làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Tại sao chọn Vietcert?

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. VIETCERT mong muốn sát cánh cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những khó khăn, hạn chế những tranh chấp trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.

Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, tuân thủ nguyên tắc “Khách quan – Công bằng – Hợp tác – Bảo mật” với phương châm phục vụ “Chính xác – Tin cậy – Chuyên nghiệp – Kịp thời”, VietCert không ngừng mở rộng, cải tiến sáng tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ khoa học công nghệ để luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đạt chất lượng cao, thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của khách hàng.

VietCert hoạt động giám định trên các lĩnh vực:

Giám định về quy cách, chất lượng, tình trạng, số - khối lượng hàng hóa, bao bì, ký mã hiệu đối với mọi loại hàng hóa (bao gồm cả máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ, đá quý, kim loại hiếm, xăng dầu, gas, hàng nông, lâm, thủy sản, khoáng sản).

Giám định không phá hủy, kiểm tra kết cấu hàn các công trình, kiểm tra thiết bị đo lường, kiểm tra và lập bảng dung tích các loại bồn chứa, sà lan, kiểm đếm, niêm phong kẹp chì.

Giám định các phương tiện vận tải, container, các dịch vụ giám định về hàng hải; giám định an toàn con tàu trước khi xếp hàng, phá dỡ, hoặc sửa chữa.

Giám định phục vụ công tác quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực như: xuất xứ hàng hóa, quản lý chất lượng; an toàn, vệ sinh hàng hóa; nghiệm thu; quyết toán công trình đầu tư; bảo vệ môi trường; các dịch vụ thông quan.

Giám sát hàng hóa trong quá trình sản xuất, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ; tư vẫn giám sát quá trình lắp ráp thiết bị dây chuyền công nghệ.

Dịch vụ lấy mẫu, phân tích thử nghiệm mẫu.

Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.

VietCert hoạt động trên giá trị cốt lõi “khách hàng là tối thượng”, với các tiêu chí: Chuyên nghiệp, chính xác, tin cậy và cảm thông, VIETCERT luôn đồng hành và mang lại lợi ích cao nhất cho quý khách hàng.
Liên hệ Mr Nghị
Sđt: 0903543099
Email: Vietcert.kinhdoanh80@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét